Nhận Biết Nhóm Học Sinh Tăng Động ADHA

 Chủ nhật - 28/06/2015 21:24
Nhóm học sinh tăng động ADHD
Rối loạn tăng động giảm chú ý (tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder-ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của...

Nhóm học sinh tăng động ADHD

Rối loạn tăng động giảm chú ý (tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder-ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Tỷ lệ trên toàn cầu cho trẻ em vào khoảng 5% và thay đổi trong biên độ tương đối rộng do còn tùy thuộc vào phương pháp tiến hành trong nghiên cứu. Lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm, ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%.Còn ở Việt Nam theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%.

trường nội trú ivs

Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM

I. Có tiêu chuẩn A hoặc B

A. Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:

1. Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.
2. Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi.
3. Thường có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.
4. Thường không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà, hoặc các trách nhiệm nơi làm việc (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu hướng dẫn).
5. Thường khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức.
6. Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).
7. Thường để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở).
8. Thường dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.
9. Thường quên làm các công việc hằng ngày.

B.Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng tăng động-bồng bột trong thời gian ít nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:

• Tăng động:
1. Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi.
2. Thường rời bỏ chỗ ngồi trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.
3. Thường chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp (ở thiếu niên và người lớn, điều này có thể giới hạn ở mức họ cảm giác bồn chồn).
4. Thường khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động giải trí chỉ cần các hoạt động nhẹ nhàng.
5. Thường luôn di chuyển hoặc hành động như thể "đang lái môtô".
6. Thường nói quá nhiều.

• Bồng bột:
1. Thường buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.
2. Thường khó chờ đợi đến lượt mình.
3. Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác (xen vào các cuộc nói chuyện hoặc các trò chơi).

  Bình luận

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây